Tôi có thể trở thành doanh nhân không?

Nếu bạn trả lời có cho các câu hỏi từ 1-5, có vẻ như bạn là ứng cử viên sáng giá cho công việc kinh doanh. Nếu trả lời không, bạn cần phải tìm hiểu và chuẩn bị kỹ hơn.

Suy cho cùng, cuộc đời chỉ đáng sống khi chúng ta được làm thứ chúng ta thấy muốn làm và tự hào. Câu này nghe có vẻ cũ kỹ, sáo mòn đấy nhưng quả thật là vô cùng phí hoài đời mình khi chúng ta không dám mơ về một viễn cảnh mà viễn cảnh đó nằm trong tầm tay của chúng ta.

Rất nhiều người cảm thấy nếu họ đứng ra mở công ty riêng thì sẽ hay hơn nhiều so với đi làm thuê, nhất là trong bối cảnh thị trường việc làm đang ngày càng trở nên ảm đạm. Điều này không phải là không có lý. Thời đại của chúng ta có quá nhiều thứ chẳng tốt đẹp gì – công việc thiếu ổn định, tài chính bấp bênh, lương bổng phập phù và bị cắt xén, liên tục phải nghỉ không lương …

Vì thế làm chủ doanh nghiệp trở thành một lý do chính đáng, một giấc mơ, một động lực thôi thúc. Cộng với nhan nhản những tài liệu hướng dẫn kinh doanh trên mạng – từ làm danh thiếp, mua tên miền cho đến thuê trợ lý ảo…, việc đứng ra làm ăn riêng ngày nay dễ dàng hơn bao giờ hết. Thế nên nếu bạn có ý định mở công ty, hãy bắt đầu với 3 bước sau:

1. Xác định mình có thể ‘làm như chơi’ không

Làm như chơi ở đây không có nghĩa là vừa làm vừa chơi. Trái lại, bạn được làm công việc bạn yêu thích, giống như người ta thích nuôi lạc đà alpaca, mở tiệm bán sô cô la, sửa chữa máy tính, làm ca sỹ trên Youtube, viết ký sự, bầu sô ban nhạc…. Bước vào công việc đó giống như là bạn bước vào một cuộc phiêu lưu kỳ thú với rất nhiều thử thách nhưng cũng có vô số cơ hội.

Nếu bạn đã có việc, hãy thử làm thứ mà bạn yêu thích ở dạng bán thời gian, giống như là thò thử chân xuống nước trước khi nhảy. Lao vào sớm quá rất nguy hiểm vì nhỡ đâu bạn lại ‘cả thèm chóng chán’ thì sao. Như thế khác gì bạn bỏ một đống tiền mua một cây pháo hoa chỉ lóe cái rồi vụt tắt ngay.

Vì thế hãy từ từ. Nuôi lạc đà alpaca nghe hấp dẫn thật. Nhưng liệu bạn có thoải mái khi phải đi hót phân cho chúng? Hãy tìm hiểu cho kỹ trước khi bạn tung hê công việc hiện tại của mình và lao vào kinh doanh. Biết mình thích gì là điều rất tốt nhưng biết mình không thích gì còn quan trọng hơn. Đừng dành toàn tâm, toàn lực cho đến khi bạn đã thò tay vào kiểm tra thử.

2. Hỏi xem mình đã thực sự sẵn sàng chưa

Để xác định xem bạn đã thực sự sẵn sàng để mở công ty riêng không (hay chí ít là có thể làm ứng cử viên sáng giá cho vị trí chủ doanh nghiệp không), hãy tự hỏi mình 8 câu hỏi sau:

• Bạn đã có đủ tiền tiết kiệm để chi tiêu trong 6-9 tháng chưa?
• Bạn đã nghiên cứu kỹ công việc kinh doanh chưa? Đã tìm hiểu mức độ cạnh tranh và trao đổi với với những người trong cùng ngành chưa?
• Bạn đã có vị trí nào trong ngành chưa, lý lịch có tốt không, kinh nghiệm và người giới thiệu có nhiều không?
• Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn bị đổ bể, bạn có thể nhanh chóng tìm được một công việc khác không?
• Có phải bạn cần mua bảo hiểm sức khỏe toàn diện cho bạn hay gia đình?
• Có phải gần đây bạn bức xúc với công việc và muốn theo đuổi một ý tưởng tuyệt vời?
• Có phải gần như ngày nào bạn cũng có ý tưởng kinh doanh mới?

Nếu bạn trả lời có cho các câu hỏi từ 1-5, có vẻ như bạn là ứng cử viên sáng giá cho công việc kinh doanh. Nếu trả lời không, bạn cần phải tìm hiểu và chuẩn bị kỹ hơn.

Nếu bạn trả lời có cho các câu từ 6-8, có lẽ bạn cần kiểm chứng ý tưởng của bạn với thực tế. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của bạn chắc chắn sẽ gặp thất bại, nó chỉ đơn giản là bạn cần phải suy nghĩ thấu đáo hơn.

3. Xác định là bạn sẽ như gà mắc tóc với việc mở công ty riêng

Dù giấc mơ của bạn lớn đến đâu, tìm hiểu lĩnh vực định tham gia kỹ đến thế nào, trao đổi với bao nhiêu người, đọc sách vở nhiều ra sao và nghĩ rằng mình chuẩn bị sẵn sàng đến mức nào, bạn có thể vẫn rất tệ khi mới bắt đầu kinh doanh.

Vì thế, hãy đặt ra những mục tiêu thấp cho giai đoạn đầu. Như thế bạn mới có thể vượt qua được. Không phải đơn giản bạn là một chủ một doanh nghiệp nhỏ là bạn biết cách điều hành doanh nghiệp đó. Một đầu bếp tuyệt vời không nhất thiết phải biết làm quản lý nhà hàng. Một bậc thầy về internet không nhất thiết phải biết mọi thứ về marketing. Một huấn luyện viên cá nhân của những người nổi tiếng không phải là nhất thiết phải giỏi thu hút các thành viên mới đến phòng tập.

Bạn phải biết mình còn kém ở đâu để mà học hỏi thêm hoặc thuê người giỏi hơn mình làm. Sếp tôi luôn nói rằng: “Nếu bạn là người giỏi nhất trong phòng thì nghĩa là bạn đang ở sai phòng đấy”. Hãy nghĩ về điều này.

Phải biết phân quyền nhưng không được phủi tay. Đừng nghĩ rằng giao hết cho người khác là họ sẽ giúp bạn tới nơi, tới chốn. Đây là công việc, sự nghiệp, định hướng, mục tiêu, phương pháp, sách lược và thành quả của bạn – những cái đó bạn không thể thuê ai làm hộ hết.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *